Thông tin 'bắt giam Giám đốc Đài Truyền hình Vĩnh Long Lê Quang Nguyên' là tin giả
Đây là lần thứ hai hoạt động này được tổ chức Nhưng khác với năm trước, năm nay nhà trường đã để các bạn học sinh, sinh viên tự thiết kế mẫu sản phẩm và gửi tham gia cuộc thi thiết kế bao lì xì "Tết sum vầy, cùng sẻ chia".Hơn 100 mẫu thiết kế với đa dạng mẫu mã được các bạn học sinh, sinh viên gửi cho cuộc thi. Ban tổ chức đã sử dụng 3 mẫu đạt giải nhất, nhì, ba và 3 mẫu đạt giải khuyến khích để in 9.000 bao lì xì và bán với giá 2.000 đồng/phong bao. Số tiền lời sau khi bán được sẽ sử dụng để mua quà trao tặng cho các bạn học sinh nghèo, góp một phần nhỏ để các bạn có một cái tết ấm no, đủ đầy.Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm được bán cho các học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh trong trường cùng những vị khách khác. Mỗi phong bao chỉ có giá 2.000 đồng nhưng lại chất chứa sự sẻ chia, ấm áp. Đây dự kiến sẽ là hoạt động thường niên của trường mỗi dịp cận tết để không chỉ tạo ra một hoạt động ý nghĩa mà còn là sân chơi cho các bạn trẻ thể hiện mình.CyberCore DK Gaming – Mô hình E-BLUE đầu tiên trang bị VGA GTX1080 | LCD 32” 144hz.
Trong những ngày đầu xuân Ất Tỵ, CLB HAGL là đội bóng có sự trẻ hóa lực lượng mạnh mẽ nhất, khi gọi về hàng loạt cầu thủ đang cho mượn hoặc đôn những tài năng trẻ ở học viện bóng đá LPBank HAGL lên đội 1.Theo đó, Giám đốc kỹ thuật Vũ Tiến Thành và HLV trưởng Lê Quang Trãi đã có màn mừng tuổi cho 9 cầu thủ trong độ tuổi dự SEA Games 33 vào cuối năm nay tại Thái Lan như người hùng AFF Cup 2024 Trần Trung Kiên; 2 trung vệ Lý Đức, Văn Triệu; tiền vệ Cao Hoàng Minh, Hoàng Minh Tiến, Môi Sê (2003), tiền đạo Nguyễn Minh Tâm (2005), trung vệ Đinh Quang Kiệt (2007), tiền đạo Trần Gia Bảo (2008).HLV Lê Quang Trãi khẳng định chuyện đội 1 tiếp nhận hàng loạt cầu thủ trẻ nằm trong chiến lược dài hạn xuyên suốt của CLB HAGL, trong mục tiêu kép: nằm trong tốp trên V-League 2024 - 2025 và đóng góp cho bóng đá Việt Nam bằng cách gia tăng nguồn đầu vào cho các đội tuyển trẻ quốc gia.Ông Trãi cho biết: "Chúng tôi gọi các cầu thủ sinh năm 2003 để các em có cơ hội tiếp cận đội 1 để trui rèn dần, đồng thời giúp BHL đánh giá lại xem họ còn thiếu những gì để trao đổi, đào tạo chi tiết để phát triển hơn trong tương lai.Khi HAGL đăng ký các em tại V-League 2024 - 2025 đã có kế hoạch sử dụng trong từng giai đoạn cụ thể. Chúng tôi luôn mở rộng cửa để các cầu thủ trẻ có môi trường thích hợp để được ra sân, học hỏi và trưởng thành".Theo HLV Lê Quang Trãi phần lớn các sao mai HAGL đều từng được thử lửa ở các đội tuyển trẻ quốc gia, như Trần Gia Bảo ở đội tuyển U.17 Việt Nam hay Minh Tâm, Minh Tiến, Quang Kiệt cùng đội tuyển U.20 Việt Nam đá vòng loại U.20 châu Á…Ông Trãi phân tích: "Đinh Quang Kiệt có thể hình lý tưởng, chuyên môn tương đối có triển vọng. Điều cậu ấy cần vào lúc này là phải có môi trường thi đấu, chứ tập chay sẽ không hiệu quả. Sân chơi V-League là một đẳng cấp rất khác đội tuyển U.19 hay giải hạng nhất. Tôi kỳ vọng thời gian tới Quang Kiệt sẽ có thời gian thi đấu nhiều hơn, từng bước làm quen với môi trường V-League để cứng cáp dần.Thủ môn Trần Trung Kiên là thành viên của đội tuyển Việt Nam vừa vô địch AFF Cup 2024, có thể hình rất tốt đang bắt chính ở đội 1 HAGL tại V-League. Trung vệ Văn Triệu cao 1,88 m đã có vài mùa kinh nghiệm V-League.Đặc biệt, Lý Đức là một trong những cầu thủ trẻ tiềm năng đã thi đấu trọn vẹn 11 trận V-League và 1 trận tại Cúp quốc gia của HAGL mùa này, có phong cách thi đấu mạnh mẽ, tham gia tấn công tốt với 1 bàn ở V-League.Cao Hoàng Minh sinh năm 2003 cũng là cái tên có triển vọng, sẽ được HAGL tạo điều kiện thi đấu nhiều hơn trong thời gian tới. Nhìn chung, chúng tôi luôn mở rộng cửa để các cầu thủ trẻ đều có cơ hội thử lửa V-League.Cái khó nhất là cân bằng giữa thành tích và trao cơ hội cho sao mai ra sân thi đấu. BHL sẽ tính toán kỹ lưỡng, đôi khi phải chấp nhận mạo hiểm để các em thi đấu nhiều hơn, nhiều lúc CLB HAGL phải hy sinh thành tích để đóng góp cho các đội tuyển quốc gia".
Giải hạng nhất: Em họ Công Phượng tỏa sáng, Long An và Bình Phước 'chôn chân'
Học sinh tại TP.HCM sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 11 ngày từ 23.1.2025 đến 2.2.2025 (tức 24 tháng chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ). Theo chia sẻ từ các hiệu trưởng, giáo viên sẽ không giao bất kỳ bài tập nào cho học sinh trong thời gian nghỉ tết này nhằm giúp học sinh có thời gian thư giãn và đón tết trọn vẹn bên gia đình. Quyết định này đã được thống nhất trong buổi sinh hoạt chuyên môn giữa các giáo viên.Bà Trần Thị Hồng Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa (Q.1, TP.HCM), chia sẻ: "Mỗi năm, không chỉ học sinh mà ngay cả với giáo viên, ai ai cũng mong chờ những ngày nghỉ Tết Nguyên đán để về quê, sum họp gia đình. Trong khi đó 365 ngày của năm dành hết cho việc học tập, làm việc thì cớ sao chúng ta không dành 11 ngày để nghỉ trọn vẹn bên người thân? Sau đó, cả thầy cô và học trò lại bước vào một năm mới hứng khởi, vui vẻ, hết mình".Với quan điểm đó, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa cho hay đã triển khai đến toàn bộ giáo viên của nhà trường quy định không giao bài tập về nhà dưới bất kỳ hình thức nào đối với học sinh trong thời gian nghỉ này. Bên cạnh đó, trong tuần đầu tiên đi học trở lại sau kỳ nghỉ tết, giáo viên cũng không thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên khiến các em sẽ cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Gần 3.000 học sinh của Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú) cũng đã nhận thông báo của giáo viên sẽ không có bài tập phải làm trong thời gian nghỉ tết. Ông Nguyễn Quang Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh, cho hay, ngay khi thông báo lịch nghỉ tết đến giáo viên, ban giám hiệu đã yêu cầu giáo viên dứt khoát không giao bài tập hay dự án, nhiệm vụ học tập để học sinh phải thực hiện trong thời gian này. Những bài tập nào còn dang dở có thể làm trước tết thì hoàn thành còn lại tạm gác thực hiện sau tết. Việc duy nhất các thầy cô cần dặn dò các em vui chơi trong thời gian này phải đảm bảo an toàn, lành mạnh. Tuần đầu tiên khi trở lại trường, giáo viên không thực hiện kiểm tra, khảo bài cũ.Còn tại Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) theo quy định, giáo viên không giao bài tập về nhà cho học sinh mà khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động sinh hoạt của gia đình trong những ngày tết. Bà Lê Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, cho biết trước những ngày nghỉ tết, giáo viên chủ nhiệm của mỗi lớp sẽ tổ chức tiết học kỹ năng sống hướng dẫn và khuyến khích các con phụ giúp ông bà, cha mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Hướng dẫn các bé những phong tục truyền thống ngày tết để học trò biết, hiểu và yêu thương người thân.Ngoài ra, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn các trường về việc chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của năm học và tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết hợp tình, hợp lý cho học sinh không cư trú tại thành phố trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Theo ông Minh, để tạo điều kiện cho các học sinh có thể tham gia một hoạt động truyền thống của dân tộc là lễ tảo mộ của gia đình và tạo điều kiện tối đa cho học sinh cùng gia đình về quê vào dịp Tết Nguyên đán, Sở GD-ĐT đã hướng dẫn các trường, nếu gặp khó khăn về tàu xe hoặc quê ở xa, học sinh có nhu cầu nghỉ thêm một vài ngày thì hiệu trưởng cần linh động giải quyết sao cho trường vẫn đảm bảo đủ thời lượng dạy - học, kiểm tra, đánh giá và hoàn thành kế hoạch giáo dục trong năm học 2024 - 2025 theo quy định.Trước đó, ngày 12.12, UBND TP.HCM ban hành quyết định về việc điều chỉnh thời gian lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025. Theo đó, UBND thành phố chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT thống nhất điều chỉnh thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP.HCM nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 tổng cộng 11 ngày, tăng 2 ngày so với kế hoạch trước đây.
Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Sau gần 6 tiếng xét xử, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP.HCM (HĐXX TAND TP.HCM) đã đưa ra phán quyết trong vụ tranh chấp di sản thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh.Theo đó, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung. Chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Võ Thị Hồng Loan, xác định bà Loan là con nuôi của nghệ sĩ Vũ Linh, là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và duy nhất đối với khối di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Khối tài sản này bao gồm nhà và đất tại số 5 Đoàn Thị Điểm, quận Phú Nhuận (TP.HCM), 3.007 mét vuông đất tại phường Linh Trung (TP.Thủ Đức, TP.HCM), một ô tô đứng tên nghệ sĩ Vũ Linh.Hàng thừa kế thứ 2 là bà Hồng Nhung và ông Võ Thành Nhiêu không được quyền thừa kế di sản.Tuy vậy, xét lúc sinh thời, nghệ sĩ Vũ Linh thường xuyên đi xa, bà Hồng Nhung đã có công trong quá trình chăm sóc gia đình, đóng góp, giúp nghệ sĩ tạo lập tài sản, HĐXX quyết định chia 15% giá trị tài sản. Từ đó, bà Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn trả công sức tạo lập tài sản cho bà Nhung. Sau khi cơ quan thi hành án có kết quả thẩm định giá trị tài sản và thời hạn tự nguyện thi hành án, bà Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn tiền cho bà Nhung 15% giá trị di sản.Sau khi hoàn thành nghĩa vụ hoàn tiền, bà Hồng Loan được toàn quyền sử dụng 3.007 mét vuông đất tại phường Linh Trung, quyền sở hữu ô tô. Sau thời hạn quy định, nếu Hồng Loan không hoàn thành nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án sẽ phát mãi số tài sản vừa nêu để hoàn thành nghĩa vụ thi hành án cho bà Nhung. Sau khi Hồng Loan hoàn trả xong thì có quyền yêu cầu bà Nhung và Hồng Phượng di dời khỏi căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.
Phụ nữ cần làm gì để giảm nguy cơ ung thư?
Trong ba năm, Khiêm có hơn 50 bức tranh thêu tay thủ công hoàn toàn, giá thành từ 3 triệu trở lên. Mỗi tháng chỉ 2-3 sản phẩm “xuất xưởng” vì cần nhiều thời gian hoàn thiện.“Tôi đi tìm kiếm sự tự do” - Khiêm chia sẻ về lý do bắt đầu con đường này. Từng thử sức với nhiều công việc từ shipper, thợ xăm đến ngồi bàn giấy nhưng không hợp, chàng trai quyết định nghỉ ở nhà một thời gian, học thêm móc len, hội họa,... rồi nhận ra đam mê với bộ môn thêu tay.Bên cạnh xem các video thêu truyền thống trong nước, Khiêm tham khảo các tài liệu nước ngoài, từng bước cải thiện tay nghề của mình. Thời gian đầu, không khi nào mà đầu ngón tay anh “lành lặn” vì bị kim đâm chi chít do chưa thạo. Không chỉ vậy, vốn cơ địa đô con nên khi thao tác với cây kim nhỏ xíu, cầm khung thêu trong thời gian dài, bắp tay, vai của anh cũng trở nên mỏi nhừ.“Tôi học nhanh, cũng biết vẽ từ trước nên ba tháng đã nắm hầu hết kỹ thuật. Tuy nhiên, mục đích học thêu ban đầu của tôi chỉ nhằm để xả stress. Tôi mong mình được thỏa sức sáng tạo mà không bị gò bó như trong môi trường làm việc ở công ty trước kia”, Khiêm nói.Do đó, lần đầu có khách ngỏ lời khi thấy Khiêm đăng tải tranh vẽ trên trang cá nhân, anh đã rất bất ngờ nhưng lại từ chối. Chàng trai cho biết mình chỉ dám nhận đơn sau một năm vì muốn thạo nghề hơn để đem đến sản phẩm chỉn chu nhất.Trong quá trình tự học, Khiêm không ngại thử sức với nhiều chủ đề, phong cách khác nhau từ chân dung, cảnh vật đến hoạt hinh. Dần dần, anh đã có “chữ ký riêng” của mình giữa hàng loạt các sản phẩm thủ công trên thị trường. Khiêm đặc biệt chú trọng vào yếu tố mĩ thuật như hình khối, màu sắc, tả xa - gần, chính - phụ, hướng nhìn chứ không chỉ dừng lại ở kỹ thuật.Tác phẩm sư tử gần đây của Khiêm là một minh chứng thể hiện rõ nét độc bản. Bức tranh được hoàn thành trong vòng 10 ngày với hơn 100 tiếng làm việc. Khi đăng tải lên mạng xã hội, nhiều bình luận xuýt xoa khen vì độ sống động, lột tả thành công nét dũng mãnh của “chúa tể sơn lâm”.Nhớ lại những ngày đầu học thêu, Khiêm tâm sự từng bị nhiều người xung quanh trêu chọc “coi chừng biến thành nữ”, “đồ trang trí thu nhập không đủ sống”. Anh chàng bỏ ngoài tai những ý kiến tiêu cực, kiên trì với đam mê vì tìm thấy niềm vui thật sự khi đắm mình trong những mũi kim.“Không ít người cho rằng nghề này không phù hợp với nam giới. Điều này dễ hiểu vì con trai thích thể hiện bản thân, trong khi bộ môn thủ công cần thời gian lâu mới thấy tiến bộ nên đây là một thách thức lớn nếu thiếu kiên trì. Tuy nhiên chỉ cần qua giai đoạn đầu sẽ nhận ra nó không hề khó đến vậy, ai cũng có thể làm được”, Khiêm chia sẻ.Sợ “xuống tay”, chàng trai không ngừng luyện tập, thậm chí là livestream 8 tiếng chỉ để… ngồi thêu. Khiêm mong muốn mọi người nhờ đến sản phẩm của mình vì sự tỉ mỉ, độ chỉn chu cao chứ không phải một món hàng “mì ăn liền”. Theo anh, “đồ thủ công khó cạnh tranh vì thời gian hoàn thiện lâu trong khi giá thành cũng tương đối cao. Hơn nữa, nếu nghệ nhân dành thời gian dài luyện tập mới thành thạo nên sẽ ưu tiên kiếm tiền, chạy theo thị hiếu khiến tính sáng tạo bị hạn chế”.Do đó, Khiêm có thời gian “không dám nhận” những đơn hàng thêu đơn giản để thử sức với những chủ đề mới mẻ, yệu cầu kĩ thuật phức tạp hơn. Chứng kiến quá trình nỗ lực ấy, mẹ của Khiêm, bà Nguyễn Thị Lựu (47 tuổi) luôn dành những lời động viên cho con trai mình ngay từ khi thêu đối với anh chỉ là sở thích. “Tôi không biết thêu nhưng thấy Khiêm nghiêm túc theo đuổi nên rất mừng. Con điềm đạm hơn, được bay bổng với đam mê và cũng kiếm thêm thu nhập đỡ đần ba mẹ. Những lúc con hoàn thành xong một bức tranh nào đó, tôi vui đến nỗi mở tiệc gia đình. Tôi tự hào lắm vi có một cậu con trai “khéo tay hay làm” như vậy”, bà Lựu nói.Từng mua tranh của Khiêm, anh Nguyễn Hữu Tân (32 tuổi) nhận xét sản phẩm “có hồn còn hơn ảnh chụp”. Đó là bức tranh thêu chân dung con trai một tuổi của anh, rất giống với nguyên mẫu. Sau khi đợi hơn 8 ngày hoàn thiện, anh Tân rất hài lòng và dự định sẽ tiếp tục đặt Khiêm thêu chân dung cho cô con gái sắp ra đời.